PHÒNG ĐỊA CHẤN
Địa chỉ: A8, 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84)(24) 37564360, Fax: (+84)(24) 38364696
1. Thông tin chung
– Quyết định thành lập: Quyết định số 100/VLĐC-QĐ ngày 23/9/1993 của Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu.
Tel: (+84)(24) 37564360, Fax: (+84)(24) 38364696
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Địa chỉ: Phòng 208, nhà A8, 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
2. Chức năng, nhiệm vụ chính
+ Nghiên cứu cơ bản về địa chấn học (các quá trình phát sinh và lan truyền chấn động như vật lý nguồn động đất, truyền sóng trong môi trường thực, khai thác thông tin về môi trường truyền sóng từ các tín hiệu của chuyển động thẳng translations, biến dạng, và chuyển động quay rotations, …).
+ Nghiên cứu các phương pháp tính toán số phục vụ mô hình hóa và mô phỏng các quá trình phát sinh và lan truyền sóng địa chấn.
+ Nghiên cứu cấu trúc vận tốc và động lực học vỏ Trái Đất nói riêng và bên trong Trái Đất nói chung theo số liệu địa chấn và GPS.
+ Nghiên cứu các quy luật hoạt động động đất, đánh giá độ nguy hiểm động đất, phân vùng động đất và phân vùng động đất chi tiết.
+ Nghiên cứu mối liên quan giữa biến dạng, ứng suất và hoạt động động đất, khả năng tích luỹ biến dạng, ứng suất trong các đới đứt gãy hoạt động sử dụng số liệu địa chấn và GPS.
+ Nghiên cứu và triển khai các khảo sát địa chấn trong các lĩnh vực địa chấn công trình, địa kỹ thuật, địa môi trưởng và tìm kiếm tài nguyên, khoáng sản.
3. Nhân sự
Trưởng phòng: NCVC. TS. Nguyễn Ánh Dương
+ Tel: (+84)(24) 37564360; Fax: (+84)(24) 38364696; Mobile: 0912022658
+ Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Cán bộ nghiên cứu:
+ NCVCC. TS. Trần Thị Mỹ Thành
+ NCVC. ThS. Bùi Văn Duẩn
+ NCV. ThS. Vũ Minh Tuấn
+ NCV. ThS. Nguyễn Thuỳ Linh
+ NCV. ThS. Vi Văn Vững
+ PGS. TS. Nguyễn Văn Giảng (CTV)
+ TS. Lê Tử Sơn (CTV)
+ TS. Phạm Đình Nguyên (CTV)
+ KS. Trần Thị An (CTV)
+ CN. Võ Thị Thuý (CTV)
4. Cơ sở vật chất
+ 01 bộ máy địa chấn thăm dò Geode 24 kênh và đầy đủ các phụ kiện.
+ 01 bộ máy địa chấn SAMTAC-801H (senso VSE-355EV)
+ 06 bộ máy địa chấn DATAMARK LS-7000 (senso CDJ-S2C-2).
+ 03 bộ máy đo gia tốc dao động nền K2, 3 kênh, ghi số với dải động lực cao (high dynamic range).
+ 01 bộ máy địa chấn Altus K2, 6 kênh (3 kênh vận tốc, 3 kênh gia tốc), ghi số với dải động lực cao (high dynamic range).
+ 03 bộ máy đo gia tốc dao động nền SS-1 (ranger seismometer).
+ 02 bộ máy GPS Trimble NetR9, ăngten Zephyr Geodetic.
+ 01 máy in màu HP Designjet 500ps (khổ A0).
5. Lĩnh vực ứng dụng triển khai
+ Đánh giá độ nguy hiểm động đất, xác định các thông số phục vụ thiết kế kháng chấn cho các công trình;
+ Vi phân vùng động đất khu vực đô thị, thành phố.
+ Khảo sát, đo đạc địa chấn thăm dò, đo lưới vi địa chấn xác định vận tốc truyền sóng trong các lớp đất đá.
+ Giám sát, đánh giá mức độ chấn động và ảnh hưởng khi thi công các công trình dân dụng và công nghiệp (động đất, nổ mìn, đóng cọc, ...).
6. Đề tài khoa học trong 10 năm trở lại đây
Đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ:
+ Đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ:
- Nghiên cứu chuyển động hiện đại của các đứt gãy kiến tạo trong vùng Tây Bắc Việt Nam, mối liên quan với hoạt động động đất và sự biến động gây nên bởi việc tích nước hồ chứa Sơn La. Chủ nhiệm: GS. TS. Nguyễn Đình Xuyên. Thời gian thực hiện: 2010-2012.
- Nghiên cứu khả năng sử dụng tín hiệu địa chấn nhiều thành phần trong việc khảo sát đặc điểm nguồn sinh chấn và cấu trúc môi trường truyền sóng. Chủ nhiệm: TS. Phạm Đình Nguyên. Thời gian thực hiện: 2011-2013.
+ Đề tài độc lập cấp Quốc gia:
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước: "Cơ sở dữ liệu cho các giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất ở Việt Nam", mã số KT-ĐL 92-07. Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Đình Xuyên. Thời gian thực hiện: 1993-1996.
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền lãnh thổ Việt Nam". Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Đình Xuyên. Thời gian thực hiện: 2002-2004.
- Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước: "Phân vùng dự báo chi tiết động đất ở vùng Tây Bắc", mã số KC.08.10. Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thuỷ. Thời gian thực hiện: 2003-2005
- Đề tài Độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu kiến tạo đứt gẫy hiện đại và động đất liên quan ở khu vực Hoà Bình làm cơ sở đánh giá ổn định công trình thuỷ điện Hoà Bình", mã số ĐTĐL -2005/19G. Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thuỷ. Thời gian thực hiện: 2006-2008.
- Đề tài độc lập cấp Quốc gia: "Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất phục vụ quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, đảm bảo an toàn công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và di tích văn hoá tỉnh Thừa Thiên Huế". Mã số: ĐTĐL.CN.51/16. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Ánh Dương. Thời gian thực hiện: 2016-2020.
+ Đề tài cấp Bộ:
- Nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh bản đồ phân vùng nhỏ động đất thành phố Hà Nội mở rộng tỷ lệ 1:25.000, lập cơ sở dữ liệu về đặc trưng dao động nền đất ở Hà Nội ứng với bản đồ trên.
- Nghiên cứu địa chất kiến tạo và đánh giá độ nguy hiểm động đất các vùng đứt gẫy biên giới Việt -Trung (đứt gẫy Sông Hồng, đứt gẫy Napo-Cao Bằng và đứt gẫy Linh Sơn-Cẩm Phả)
- Nghiên cứu các đặc trưng động lực của chấn tiêu động đất Việt Nam và các vùng lân cận theo tài liệu quan sát địa chấn dải rộng.
- Đánh giá độ nguy hiểm động đất, sóng thần ven biển Việt Nam và đề xuất các biện pháp cảnh báo, phòng tránh.
- Phương pháp mô phỏng băng gia tốc dao động nền cho cho thiết kế kháng chấn ở Việt Nam (tính thử cho trận động đất Điện Biên 19-2-2001).
- Đánh giá độ nguy hiểm động đất cho Thành phố Hà Nội mở rộng, lập bản đồ phân vùng động đất chi tiết khu vực Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Lạc, tỷ lệ 1/25.000, lập cơ sở dữ liệu về đặc trưng dao động nền đất ứng với bản đồ nêu trên. Thuộc Chương trình: Quy hoạch - Xây dựng - Giao thông Vận tải và Quản lý cơ sở hạ tầng, Sở Xây dựng Hà Nội, mã số 01C-04/04-2011-2. Thời gian thực hiện: 2012-2014.
- Đề tài độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm KHCNVN: Nghiên cứu chuyển động hiện đại và mối liên quan với hoạt động động đất tại khu vực Tây Bắc Việt Nam trên cơ sở sử dụng tổ hợp số liệu GPS và địa chấn. Mã số: VAST.ĐLT 10/15-16. Thời gian thực hiện: 2015-2017
7. Những công trình ứng dụng triển khai gần đây:
- Đánh giá độ nguy hiểm động đất, xác định các thông số phục vụ thiết kế kháng chấn cho các công trình:
+ Thuỷ điện tích năng Đông Phù Yên – Sơn La (2011)
+ Nhiệt điện Quỳnh Lập – Nghệ An (2011)
+ Điện gió Hoà Thắng – Bình Thuận (2012)
+ Nhiệt Điện Dung Quất – Quảng Ngãi (2013)
+ Cáp treo Núi Cấm – An Giang (2013)
+ Thuỷ điện tích năng Đơn Dương – Lâm Đồng (2014)
+ Điện Hạt nhân mới Quảng Ngãi – Quảng Ngãi (2014)
+ Điện Hạt nhân mới Bình Định – Bình Định (2014)
+ Cáp treo Trại Lốc - Ngoạ Vân, Quảng Ninh (2015)
+ Toà nhà Landmark-81, TP. Hồ Chí Minh (2015)
+ Thuỷ điện tích năng Bác Ái, Ninh Thuận (2016)
+ Cầu Đại Ngãi - Sông Hậu (2016)
+ Cầu Thủ Thiêm 2 (2016)
+ Hồ chứa nước Bản Lải, Lạng Sơn (2017)
+ Hồ chứa nước Ngòi Giành (2018)
+ Cầu Mỹ Thuận (2018)
+ Hồ chứa nước Đồng Mít, tỉnh Bình Định (2018)
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng (2018)
+ Thuỷ điện Nam Sam 3 – Lào (2019)
+ Công trình thuỷ điện Đăk Mi 1 (2020)
- Khảo sát, đo đạc địa chấn thăm dò, đo lưới vi địa chấn xác định vận tốc truyền sóng trong các lớp đất đá:
+ Khảo sát địa chấn hầm Thần Vũ và hầm Trường Vinh. Dự án thành phần ĐTXD đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu, Diễn Châu – Bãi Vọt thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên Bắc – Nam phía đông, giai đoạn 2017 – 2020 (2018)
- Giám sát, đánh giá mức độ chấn động và ảnh hưởng khi thi công các công trình dân dụng và công nghiệp (động đất, nổ mìn, đóng cọc, ...).
+ Đo và đánh giá rung động nền đất do hoạt động nổ mìn thuộc dự án “Nghiên cứu điều tra, đánh giá xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục hiện tượng sụt lún đất, mất nước, rạn nứt công trình xây dựng khu vực thị trấn Trại Cau và xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”(2018).
+ Nghiên cứu, đánh giá hiện tượng rung chấn ở khu vực công trình thủy điện Thượng Kon Tum. (2021-2022).
+ Gói thầu số 8PTV-HB “Quan trắc, đánh giá tác động do nổ mìn đến các công trình hiện hữu” thuộc dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng. (2021-2023).
8. Quan hệ hợp tác trong nước
9. Quan hệ hợp tác quốc tế
+ Nagoya University, Japan.
+ Tono Research Institute of Earthquake Science, Japan.
+ Kochi University, Japan.
+ Institute of Geophysics, Poland.
+ Geophysics, LMU Munich, Germany.
+ National Central University, Taiwan.
+ Institute of Earth Sciences, Academia Sinica, Taiwan.
10. Các bài báo và báo cáo khoa học công bố 10 năm trở lại đây.
Danh mục tạp chí SCI hoặc SCI-E:
1. Lin Chin-Jen, Han-Pang Huang, Nguyen Dinh Pham, Chun-Chi Liu, Wu-Cheng Chi, and William H.K. Lee, 2011. Rotational Motions for Teleseismic Surface Waves, Geophysical Research Letter, 38, L15301, doi:10.1029/2011GL047959.
2. Nguyen Dinh Pham, Bor-Shouh Huang, Chin-Jen Lin, Tuan-Minh Vu, and Ngoc-Anh Tran, 2012. Investigation of Ground Rotational Motions caused by Direct and Scattered P-Waves from the 4 March 2008 TAIGER Explosion Experiment, Journal of Seismology, Vol. 16, Issue 4, pp 709-720, DOI: 10.1007/s10950-012-9300-0.
3. Nguyễn Ánh Dương, Takeshi Sagiya, Fumiaki Kimata, Trần Đình Tô, Vy Quốc Hải, Dương Chí Công, Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Đình Xuyên, 2013. Contemporary horizontal crustal movement estimation for northwestern Vietnam inferred from repeated GPS measurements, Earth, Planets and Space, Vol. 65(12), pp. 1399-1410, ISSN 1880-5981, doi: 10.5047/eps.2013.09.010.
4. Tran Thi My Thanh, Vi Văn Vững, Hiroe Miyake, Kojiro Irikura & Bui Van Duan, 2020. Empirical Green’s Function Simulations Toward Site-Specific Ground Motion Prediction in Vietnam, Pure Appl. Geophys. 2020, Springer Nature Switzerland AG. https://doi.org/10.1007/s00024-020-02491-3.
5. Luan Thanh Pham, Nguyen Anh Duong, Ahmed M. Eldosouky, Kamal Abdelrahman, Tich Van Vu, Naif Al-Otaibi, Elkhedr Ibrahim, Sherif Kharbish, 2021. Subsurface structural mapping from high-resolution gravity data using advanced processing methods, Journal of King Saud University – Science, 33 (2021) 101488.
6. Nguyen Anh Duong and Vu Van Chinh, 2021. Some geomorphic indices in the North Central Vietnam. Geosciences Journal, pISSN 1226-4806, eISSN 1598-7477, https://doi.org/10.1007/s12303-021-0006-6.
Danh mục tạp chí quốc tế, quốc gia và hội nghị:
1. Trần Thị Mỹ Thành, Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Lê Minh, 2011. Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 33 (2), 209 – 219.
2. Nguyễn Ánh Dương, Fumiaki Kimata, Trần Đình Tô, Nguyễn Đình Xuyên, Phạm Đình Nguyên, Vy Quốc Hải, Dương Chí Công, 2011. Đánh giá chuyển động hiện đại đới đứt gãy Lai Châu – Điện Biên sử dụng chuỗi số liệu đo GPS 2002 – 2010, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 33 (4), 690-694.
3. Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Đức Vinh,Nguyễn Ánh Dương, Nguyễn Sinh Minh, Nguyễn Công Thăng, Phạm Đình Nguyên, 2012. Phương pháp tỷ số phổ H/V của sóng vi địa chấn và khả năng ứng dụng trong đánh giá ảnh hưởng của điều kiện nền tới dao động động đất tại Hà Nội, Tạp chí Các khoa học về Trái đất , 34 (1), 70-75.
4. Phạm Đình Nguyên, Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Ngọc Thuỷ, Lê Tử Sơn, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thị Mỹ Thành, Phạm Quang Hùng, Nguyễn Ánh Dương, Bùi Văn Duẩn, Vũ Minh Tuấn, Trần Thị An, Trần Thị Ngọc Ánh, 2012. Một số kết quả nghiên cứu, đánh giá độ nguy hiểm động đất và dao động nền phục vụ công tác quy hoạch và thiết kế chống động đất cho các công trình xây dựng ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Khoa học Quốc tế kỷ niệm 55 năm ngành Vật lý Địa cầu Việt Nam và 25 năm Viện Vật lý Địa cầu, 130-137, Hà Nội.
5. Bùi Văn Duẩn, Nguyễn Công Thăng, Nguyễn Văn Vượng, Phạm Đình Nguyên, 2013. Về độ lớn của động đất cực đại trên đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 35 (21) 53 – 59.
6. Tran Thi My Thanh, Nguyen Le Minh, Vi Van Vung, Kojiro Irikura, 2014. Values for peak ground acceleration and peak ground velocity using in seismic hazard assessment for Song Tranh 2 hydropower region. Vietnam Journal of Earth Sciences, Vol.36 (2014) 462-469.
7. Nguyễn Ánh Dương, Trần Đình Tô, Vũ Minh Tuấn, Bùi Văn Duẩn, Takeshi Sagiya, Fumiaki Kimata, 2015. Cách tiếp cận mới trong nghiên cứu động đất sử dụng số liệu đo GPS ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị khoa học kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Hàn lâm KHCNVN, p.48, Hà Nội.
8. Trần Thị Mỹ Thành, Vi Văn Vững, Hiroe Myake, Kojiro Irikura, 2015. Mô phỏng trận động đất ngày 22 tháng 10 năm 2012, M = 4.6 khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Tạp chí các khoa học về Trái đất, Vol.37, No 3.
9. Bùi Văn Duẩn, Hà Thị Giang, Nguyễn Ánh Dương, Phạm Đình Nguyên, 2015. Một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của động đất khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 giai đoạn 2011-2014, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, T. 37, 3, 228-240, ISSN: 0866 - 7187, doi: 10.15625/0866-7187/37/3/7797.
10. Nguyen Anh Duong, Dinh Quoc Van, Makoto Okubo, Fumiaki Kimata, 2015. Seismic activity within subducting slab inferred from dense seismic observations, The proceeding of the 7th VAST-AIST workshop "Reaserch collaboration: Review and perspective", Hanoi, Nov. 12, 2015, ISBN: 978-604-913-421-0.
11. Trần Thị Mỹ Thành, William Power, Mark W. Sterling, Nguyễn Lê Minh, Nguyễn Ánh Dương, Nguyễn Văn Dương, Warwich Smith, Bùi Công Quế, 2016. Bản đồ nguy hiểm sóng thần vùng ven biển Việt Nam, Tạp chí Địa chất, Loạt A, Số 357, 5-6/2016, 97-106, ISSN: 0866-7381.
12. Nguyen Thuy Linh, Bui Van Duan, Nguyen Anh Duong, 2016. Methods for constructing VS30 maps from geology, borehole and topography data, Vietnam Journal of Earth Sciences, Vol. 38, 4, 356-371, ISSN: 0866 - 7187, doi: 10.15625/0866-7187/38/4/8992.
13. Bui Van Duan and Nguyen Anh Duong, 2017. The relation between fault movement potential and seismic activity of major faults in northwestern vietnam, Vietnam Journal of Earth Sciences, Vol. 39, 3, 240-255, ISSN: 0866 - 7187, doi: 10.15625/0866-7187/39/3/10269.
14. Nguyen Anh Duong, Vu Minh Tuan, Bui Van Duan, Vi Van Vung, Nguyen Thuy Linh, 2017. Estimation of far-field coseismic deformation caused by the recent giant earthquakes, VNU Journal of Science: Mathematics - Physics, Vol. 33, No. 2, 34-41, ISSN: 2588-1124, doi: 10.25073/2588-1124/vnumap.4201.
15. Pham Nam Hung, Cao Dinh Trong, Le Van Dung, Thai Anh Tuan, Mai Xuan Bach, Nguyen Anh Duong, 2019. The structure of the Earth’s crust in Thua Thien Hue and adjacent areas based on the combined analysis of gravity and magnetic data, Journal of Marine Science and Technology, Vol.19 (4) 517-526, ISSN: 1859-3097, doi: 10.15625/1859-3097/19/4/1490.
16. Pham Tich Xuan, Nguyen Anh Duong, Vu Van Chinh, Pham Thanh Dang, Nguyen Xuan Qua, Nguyen Van Pho, 2020. Soil gas Radon measurement for identifying active faults in Thua Thien Hue (Vietnam), Journal of Geoscience and Environment Protection, Vol. 8, No. 7, 44-64, ISSN: 2327-4344, doi: 10.4236/gep.2020.87003.
17. Nguyễn Ánh Dương, Nguyễn Thuỳ Linh, Vũ Văn Chinh, Vi Văn Vững, Đinh Quốc Văn, Bùi Văn Duẩn, Vũ Minh Tuấn, Hà Thị Giang, Lê Quang Khôi, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Anh Đức (2020). Đánh giá độ nguy hiểm động đất khu vực Thừa Thiên Huế sử dụng phương pháp tất định. Vietnam Journal of Marine Science and Technology, Vol. 20, No. 4B, 2020, 211–224, DOI: 10.15625/1859-3097/15723.
18. Viengthong Xayavong, Vu Duc Minh, Nguyen Anh Duong, and Vu Minh Tuan, 2020. Seismic Refraction Exploration for Groundwater Potential Evaluations: A Case Study of Vientiane Province, Laos. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 4 (2020) 90-101.
Sách tham khảo:
1. Josphat K. Mulwa, Fumiaki Kimata, Nguyễn Ánh Dương, 2013. Chapter 19 - Seismic Hazard, In: Paolo Paron, Daniel Ochieng Olago and Christian Thine Omuto, Editor(s), Developments in Earth Surface Processes, Elsevier, Vol. 16, 267-292, ISSN 0928-2025, ISBN 9780444595591.
Lời hay ý đẹp
Đang có 90 khách và không thành viên đang online