Thông tin liên lạc:
Viện Vật Lý Địa Cầu - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà A8 - 18 Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Đô - Cầu giấy - Hà Nội
Tel: + 84 437 564 380, Fax: +84 438 364 696
Website: http://www.igp-vast.vn
Thông tin liên lạc:
Viện Vật Lý Địa Cầu - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà A8 - 18 Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Đô - Cầu giấy - Hà Nội
Tel: + 84 437 564 380, Fax: +84 438 364 696
Website: http://www.igp-vast.vn
Lãnh đạo Viện:
Viện trưởng:
TS. Nguyễn Xuân Anh
Phó Viện trưởng:
TS. Đặng Thanh Hải
Viện Vật lý Địa cầu có các chức năng của tổ chức khoa học công nghệ chuyên ngành, thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản thường xuyên về vật lý địa cầu và các nghiên cứu, triển khai theo các hướng trọng điểm của Nhà nước trong từng thời kỳ, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội, quốc phòng và giảm nhẹ thiên tai.
Tổ chức quan trắc và điều tra cơ bản về vật lý địa cầu, quản lý mạng lưới đài trạm vật lý địa cầu quốc gia
Nghiên cứu đặc điểm các trường vật lý địa cầu phục vụ các yêu cầu khoa học và công nghệ, cụ thể là:
+ Nghiên cứu chế độ hoạt động động đất lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam; nghiên cứu động đất sóng thần lãnh hải Việt Nam và các vùng kế cận.
+ Nghiên cứu biến thiên trường từ Trái Đất và các hiện tượng liên quan trong tầng điện ly, từ quyển và hoạt hoạt động Mặt Trời.
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc vỏ Trái Đất theo các tài liệu địa vật lý: từ telua, dị thường trọng lực và dị thường từ. Nghiên cứu từ tính đất đá và cổ từ phục vụ các nghiên cứu địa chất kiến tạo.
+ Nghiên cứu vật lý khí quyển và ứng dụng trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Nghiên cứu hoạt động dông sét và đề xuất các giải pháp phòng chống, thiết kế, thi công, kiểm định hệ thống, thiết bị chống sét
+ Nghiên cứu quá trình tiến hoá địa động lực vỏ Trái Đất và thạch quyển nói chung, khu vực Việt Nam và các vùng kế cận, bằng các tài liệu địa chấn, GPS, biến dạng...
Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp địa vật lý vào công tác khảo sát thăm dò và tìm kiếm khoáng sản, các nghiên cứu về môi trường. Nghiên cứu tìm kiếm nước ngầm và các khoáng sản. Nghiên cứu cấu trúc nông gần mặt đất phục vụ các nghiên cứu địa chất công trình; nghiên cứu đặc trưng ô nhiễm môi trường, an toàn đê đập. Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm và độ rủi do động đất, vi phân vùng động đất các thành phố và các công trình xây dựng lớn.
Tổ chức thực hiện việc báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Đào tạo tiến sỹ về vật lý địa cầu và địa vật lý.
Trụ sở:Nhà A8, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.[Bản đồ]
Điện thoại: 84.4.37564380, Fax: 84.4.38364696
Các đơn vị trực thuộc Viện Vật lý Địa cầu theo Quyết định số 202/QĐ-VHL ngày 25/02/2013 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam:
1. Phòng Quản lý tổng hợp
2. Các phòng chuyên môn:
+ Phòng Địa chấn
+ Phòng Địa từ
+ Phòng Quan sát động đất
+ Phòng Vật lý khí quyển
+ Phòng Địa vật lý
+ Phòng Địa động lực
+ Phòng Vật lý kiến tạo
+ Đài Điện Ly
3. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Đơn vị mới thành lập theo Quyết định số 369/QĐ-VLĐC ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Viện Vật lý Địa cầu:
+ Trung tâm Ứng dụng vật lý địa cầu
Nhân sự: tổng số CBVC : 98 người (không kể số hợp đồng khoán gọn bảo vệ các trạm động đất), trong đó:
+ Số biên chế: 73
+ Số hợp đồng (từ 12 tháng trở lên): 25
+ GS: 03 (kể cả hợp đồng cộng tác viên)
+ PGS: 06 (kể cả hợp đồng cộng tác viên)
+ TSKH 02 (cả hợp đồng cộng tác viên)
+ TS: 17 (kể cả hợp đồng cộng tác viên)
+ ThS: 25
+ ĐH: 27
+ KTV, QTV và các loại nhân viên khác: 31.
THÔNG TIN PHÒNG ĐỊA TỪ
1. Thông tin chung
Địa chỉ: Nhà A8-18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04 38363239
Fax: 04 38364696
Trưởng phòng: TS. Võ Thanh Sơn.
Phó trưởng phòng: TS. Lưu Thị Phương Lan
2. Chức năng nhiệm vụ
Phòng Địa từ là một đơn vị nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phòng Địa từ có những nhiệm vụ chính sau đây:
+ Tổ chức quan trắc và điều tra cơ bản về Địa từ - Điện ly. Quản lý mạng đài trạm địa từ - điện ly quốc gia và mạng lưới điểm đo lặp địa từ chuẩn quốc gia.
+ Nghiên cứu đặc điểm phân bố và biến thiên của trường địa từ trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ công tác thăm dò khoáng sản và nhu cầu của các ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật và quốc phòng.
+ Nghiên cứu tầng điện ly phục vụ cho việc truyền sóng vô tuyến.
+ Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp từ, đo sâu từ tellua, công nghệ GPS… trong nghiên cứu cấu trúc sâu, kiến tạo, tầng điện ly và tìm kiếm thăm dò khoáng sản.
+ Nghiên cứu về môi trường từ: ảnh hưởng của bão từ tới các hệ thống công nghệ và đời sống con người.
+ Nghiên cứu về cổ từ ứng dụng vào minh giải kiến tạo; nghiên cứu độ từ cảm trên các đá trầm tích biển để xác định ranh giới địa tầng, liên kết địa tầng, nghiên cứu các chu kỳ cổ khí hậu và chế độ lắng đọng trầm tích.
Đào tạo TS trong các lĩnh vực địa từ - điện ly
3. Nhân lực khoa học
Tính đến thời điểm hiện tại (1/10/2012) phòng Địa từ có 11 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 1 Phó Giáo sư, 3 tiến sỹ, 3 thạc sỹ và 4 cử nhân, kỹ sư.
4. Cơ sở vật chất
Phòng Địa từ hiện có một số cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ khảo sát, nghiên cứu như sau:
+ Hệ thống 4 đài địa từ điện ly: Đài OMP Phú Thụy, Đài Bạc Liêu, Đài Sa Pa, Đài Đà Lạt;
+ Thiết bị ghi từ hiện số FRG-601, Nhật Bản, đặt tại Đài Bạc Liêu;
+ Hệ thống thiết bị ghi từ hiện số GEOMAG của pháp, tại Đài OMP Phú Thuỵ và OMP Đà Lạt gồm: Từ kế vô hướng SM 100, Từ kế vec tơ VM390, Thiết bị ghi ENOII, Từ kế fluxgate DI-MAG 9302, Từ kế proton Geometrics;
+ Máy thăm dò điện ly SKI-02098A và ăng ten HR 230-1c, Nhật Bản, tại Đài xích đạo từ Bạc Liêu;
+ Máy thăm dò điện ly SKI-02098, Nhật Bản, tại Đài OMP Phú Thuỵ;
+ Thiết bị đo từ telua, Pháp;
+ Từ kế proton GSM 9 Scintrex, Canada;
+ Từ kế Envi Mag Scintrex, Canada;
+ Từ kế Envi Grad Scintrex, Canada;
+ Từ kế Fluxgate Bartington, Anh;
+ 3 trạm thu tín hiệu GPS tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh;
+ Máy đo từ tellua Stratagem EH4 Geometrics, Mỹ;
+ Máy đo độ từ cảm Kapa, Sec.
5. Thành tựu nghiên cứu khoa học
+ Trải qua 30 năm kể từ khi thành lập, Phòng Địa từ đã chủ trì và hoàn thành 34 đề tài cấp Nhà nước (kể cả các đề tài NCCB cấp Nhà nước), 11 đề tài cấp Bộ, hàng trăm đề tài cấp cơ sở, hàng chục hợp đồng ứng dụng triển khai. Hiện tại Phòng Địa từ đang chủ trì thực hiện 02 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia NAFOSTED tài trợ.
+ Trong 30 năm vừa qua, Phòng đã công bố được hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học có giá trị đăng trong các Tạp chí khoa học có uy tín tại Việt Nam cũng như trên thế giới, cũng như trong các Tuyển tập của các Hội nghị lớn trên thế giới, trong đó có hơn 30 bài trong các Tạp chí ISI.
6. Hợp tác khoa học với các đồng nghiệp trong nước và quốc tế
+ Ở Việt Nam, Phòng Địa từ có quan hệ gắn bó và hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các phòng khác trong Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất, Viện Địa chất và Địa Vật lý biển, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Liên đoàn Vật lý địa chất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Hợp tác Quốc tế
Trong 30 năm vừa qua, Phòng Địa từ đã và đang thực hiện gần 30 đề tài, dự án quốc tế, với nhiều Viện nghiên cứu, trường Đại học tại nhiều nước trên thế giới như Ba Lan, Liên bang Nga, Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, ….
THÔNG TIN PHÒNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP
Trưởng phòng
CVC. Nguyễn Xuân Bình
Tel: 04. 39940318; Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Phó Phòng
CV. Phạm Văn Hòa
Tel: 04. 37564380; Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Cán bộ biên chế:
CV. Phùng Thu Thuỷ
CV. Phạm Văn Nghĩa
Kế toán trưởng. Nguyễn Thị Bích Thủy
Kế toán viên. Nguyễn Thị Hà
Lái xe. Nguyễn Văn Ngự
KTV. Trương Thế Hùng
Cán bộ hợp đồng (từ 12 tháng trở lên):
KTV. Trần Thanh Thục
Lái xe. Nguyễn Trọng Quyền
Tạp vụ. Nguyễn Thị Thu Hồng
Bảo vệ. Vũ Văn Oách
Bảo vệ. Ngô Trinh Vương
THÔNG TIN PHÒNG ĐỊA CHẤN
1. Nhiệm vụ nghiên cứu chính
+ Nghiên cứu cơ bản về địa chấn học (các quá trình phát sinh và lan truyền chấn động như vật lý nguồn động đất, truyền sóng trong môi trường thực, khai thác thông tin về môi trường truyền sóng từ các tín hiệu của chuyển động thẳng translations, biến dạng, và chuyển động quay rotations, …).
+ Nghiên cứu các phương pháp tính toán số phục vụ mô hình hóa và mô phỏng các quá trình phát sinh và lan truyền sóng địa chấn.
+ Nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ Trái đất lãnh thổ Việt Nam và lân cận theo số liệu địa chấn.
+ Nghiên cứu các quy luật biểu hiện động đất và đánh giá độ nguy hiểm động đất trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Nghiên cứu mối liên quan giữa biến dạng, ứng suất và hoạt động động đất, khả năng tích luỹ biến dạng, ứng suất trong các đới đứt gãy hoạt động.
+ Triển khai các khảo sát và nghiên cứu địa chấn công trình phục vụ thiết kế kháng chấn cho các công trình chịu động đất.
2. Nhân sự
Trưởng phòng: TS. Nguyễn Ánh Dương
+ Tel: 04 37564360; Mobile: 0912022658
Cán bộ trong biên chế:
+ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thuỷ
+ TS. Trần Thị Mỹ Thành
+ ThS. Nguyễn Thanh Tùng
+ TS. Phạm Đình Nguyên (CTV)
+ ThS. Bùi Văn Duẩn
+ ThS. Vũ Minh Tuấn
+ CN. Võ Thị Thuý
+ KS. Trần Thị An
Cán bộ hợp đồng dài hạn:
+ CN. Vi Văn Vững
+ KS. Nguyễn Thùy Linh
3. Cơ sở vật chất
+ Trạm địa chấn thăm dò Geode 24 kênh với phần mềm Gos-single Geode Operating Software và đầy đủ các phụ kiện.
+ 3 máy ghi dao động nền mạnh K2, 3 kênh, ghi số với dải động lực cao (high dynamic range).
+ 1 máy ghi dao động nền K2, 6 kênh, ghi số với dải động lực cao (high dynamic range).
+ 3 máy ghi chấn động SS-1 (ranger seismometer).
4. Đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ
1) Nghiên cứu chuyển động hiện đại của các đứt gãy kiến tạo trong vùng Tây Bắc Việt Nam, mối liên quan với hoạt động động đất và sự biến động gây nên bởi việc tích nước hồ chứa Sơn La. Chủ nhiệm: GS. TS. Nguyễn Đình Xuyên. Thời gian thực hiện: 2010-2012.
2) Nghiên cứu khả năng sử dụng tín hiệu địa chấn nhiều thành phần trong việc khảo sát đặc điểm nguồn sinh chấn và cấu trúc môi trường truyền sóng. Chủ nhiệm: TS. Phạm Đình Nguyên. Thời gian thực hiện: 2011-2013.
5. Đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ đã hoàn thành
+ Đề tài cấp Nhà nước:
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước: "Cơ sở dữ liệu cho các giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất ở Việt Nam", mã số KT-ĐL 92-07. Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Đình Xuyên. Thời gian thực hiện: 1993-1996.
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền lãnh thổ Việt Nam". Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Đình Xuyên. Thời gian thực hiện: 2002-2004.
- Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước: "Phân vùng dự báo chi tiết động đất ở vùng Tây Bắc", mã số KC.08.10. Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thuỷ. Thời gian thực hiện: 2003-2005
- Đề tài Độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu kiến tạo đứt gẫy hiện đại và động đất liên quan ở khu vực Hoà Bình làm cơ sở đánh giá ổn định công trình thuỷ điện Hoà Bình", mã số ĐTĐL -2005/19G.Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thuỷ. Thời gian thực hiện: 2006-2008.
+ Đề tài cấp Bộ:
- Nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh bản đồ phân vùng nhỏ động đất thành phố Hà Nội mở rộng tỷ lệ 1:25.000, lập cơ sở dữ liệu về đặc trưng dao động nền đất ở Hà Nội ứng với bản đồ trên.
- Nghiên cứu địa chất kiến tạo và đánh giá độ nguy hiểm động đất các vùng đứt gẫy biên giới Việt -Trung (đứt gẫy Sông Hồng, đứt gẫy Napo-Cao Bằng và đứt gẫy Linh Sơn-Cẩm Phả)
- Nghiên cứu các đặc trưng động lực của chấn tiêu động đất Việt Nam và các vùng lân cận theo tài liệu quan sát địa chấn dải rộng
- Đánh giá độ nguy hiểm động đất, sóng thần ven biển Việt Nam và đề xuất các biện pháp cảnh báo, phòng tránh
- Phương pháp mô phỏng băng gia tốc dao động nền cho cho thiết kế kháng chấn ở Việt Nam (tính thử cho trận động đất Điện Biên 19-2-2001)
6. Những công trình ứng dụng triển khai gần đây
- Đánh giá độ nguy hiểm động đất, xác định các thông số phục vụ thiết kế kháng chấn cho các công trình:
+ Thủy điện Hạ Sê San 1/ Sê San 2/ Sê San 5 – Campuchia (2007)
+ Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 - Bình Thuận (2007)
+ Nhiệt điện Bình Thuận - Bình Thuận (2007)
+ Thủy điện Huổi Na - Nghệ An (2008)
+ Thủy điện Xekaman 1 – Lào (2008)
+ Thủy điện Sông Tranh 3 - Quảng Nam (2008)
+ Nhiệt điện Thái Bình - Thái Bình (2008)
+ Nhiệt điện Kiên Lương - Kiên Giang (2008)
+ Nhiệt điện Duyên Hải 2 - Trà Vinh (2009)
+ Tòa nhà Quốc hội (2009)
+ Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội (2009)
+ Tòa nhà Kengnam, Hà Nội (2009)
+ Nhiệt điện Mạo Khê - Quảng Ninh (2010)
+ Hồ chứa Bản Mồng – Sơn La (2010)
+ Hồ chứa Bản Mòng – Nghệ An (2010)
+ Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, Hà Nội (2010)
+ Nhiệt điện Bình Định – Bình Định (2010)
+ Nhiệt điện Sơn Mỹ – Bình Định (2010)
+ Thuỷ điện tích năng Đông Phù Yên – Sơn La (2011)
+ Nhiệt điện Quỳnh Lập – Nghệ An (2011)
+ Điện gió Hoà Thắng – Bình Thuận (2012)
+ Nhiệt Điện Dung Quất – Quảng Ngãi (2013)
+ Cáp treo Núi Cấm – An Giang (2013)
+ Thuỷ điện tích năng Đơn Dương – Lâm Đồng (2014)
+ Điện Hạt nhân mới Quảng Ngãi – Quảng Ngãi (2014)
+ Điện Hạt nhân mới Bình Định – Bình Định (2014)
- Đánh giá mức độ chấn động và ảnh hưởng khi thi công các công trình dân dụng và công nghiệp (nổ mìn, đóng cọc, ...).
7. Quan hệ quốc tế
+ Nagoya University, Japan.
+ National Central University, Taiwan.
+ Geophysics, LMU Munich, Germany.
+ Institute of Earth Sciences, Academia Sinica, Taiwan.
+ Tono Research Institute of Earthquake Science, Japan.
8. Những bài báo và báo cáo khoa học công bố gần đây
1. Nguyễn Ánh Dương, Takeshi Sagiya, Fumiaki Kimata, Trần Đình Tô, Vy Quốc Hải, Dương Chí Công, Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Đình Xuyên, 2013. Contemporary horizontal crustal movement estimation for northwestern Vietnam inferred from repeated GPS measurements, Earth, Planets and Space, Vol. 65(12), pp. 1399-1410, ISSN 1880-5981, doi: 10.5047/eps.2013.09.010.
2. Josphat K. Mulwa, Fumiaki Kimata, Nguyễn Ánh Dương, 2013. Chapter 19 - Seismic Hazard, In: Paolo Paron, Daniel Ochieng Olago and Christian Thine Omuto, Editor(s),Developments in Earth Surface Processes, Elsevier,
3. Bùi Văn Duẩn, Nguyễn Công Thăng, Nguyễn Văn Vượng, Phạm Đình Nguyên, 2013. Về độ lớn của động đất cực đại trên đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 35
4. Phạm Đình Nguyên, Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Ngọc Thuỷ, Lê Tử Sơn, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thị Mỹ Thành, Phạm Quang Hùng, Nguyễn Ánh Dương, Bùi Văn Duẩn, Vũ Minh Tuấn, Trần Thị An, Trần Thị Ngọc Ánh, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Khoa học Quốc tế kỷ niệm 55 năm ngành Vật lý Địa cầu Việt Nam và 25 năm Viện Vật lý Địa cầu, 130-137, Hà Nội.
5. Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Đức Vinh,Nguyễn Ánh Dương, Nguyễn Sinh Minh, Nguyễn Công Thăng, Phạm Đình Nguyên, 2012. Phương pháp tỷ số phổ H/V của sóng vi địa chấn và khả năng ứng dụng trong đánh giá ảnh hưởng của điều kiện nền tới dao động động đất tại Hà Nội, Tạp chí Các khoa học về Trái đất,34
6. Nguyen Dinh Pham, Bor-Shouh Huang, Chin-Jen Lin, Tuan-Minh Vu, and Ngoc-Anh Tran, 2012. Investigation of Ground Rotational Motions caused by Direct and Scattered P-Waves from the 4 March 2008 TAIGER Explosion Experiment, Journal of Seismology, Vol. 16, Issue 4, pp 709-720, DOI: 10.1007/s10950-012-9300-0.
7. Nguyễn Ánh Dương, Fumiaki Kimata, Trần Đình Tô, Nguyễn Đình Xuyên, Phạm Đình Nguyên, Vy Quốc Hải, Dương Chí Công, 2011. Đánh giá chuyển động hiện đại đới đứt gãy Lai Châu – Điện Biên sử dụng chuỗi số liệu đo GPS 2002 – 2010, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 33
8. Lin Chin-Jen, Han-Pang Huang, Nguyen Dinh Pham, Chun-Chi Liu, Wu-Cheng Chi, and William H.K. Lee, 2011. Rotational Motions for Teleseismic Surface Waves,Geophysical Research Letter, 38, L15301, doi:10.1029/2011GL047959.
9. Trần Thị Mỹ Thành, Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Lê Minh, 2011. Đánh giá nguy cơ sóng thần ở các vùng ven biển Việt Nam, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 33
10. Nguyễn Đình Xuyên, Phạm Đình Nguyên, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ISBN 978-604-913-016-8, 9-20, Hà Nội.
11. Hermann, Verena, Nguyen Dinh Pham, Andreas Fichtner, Simon Kremers, Hans-Peter Bunge, and Heiner Igel, 2010. Advances in Modelling and Inversion of Seismic Wave Propagation, in High Performance Computing in Science and Engineering,Garching/Munich 2009, Vol. 3, 293-306, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, DOI 10.1007/978-3-642-13872-0 25.
12. Pham, D.N., H. Igel, J. de la Puente, M. Käser, and M. A. Schoenberg, 2010. Rotational Motions in Homogeneous Anisotropic Elastic Media, Geophysics, Vol. 75, No. 5, D47–D56, DOI 10.1190/1.3479489.
13. Pham, D. N., H. Igel, M. Käser, 2009. Possible Use of Rotational Ground Motions in Oilfield Studies - Part II: Synthetic Seismograms and Processing Results, A report under a Confidential Information Disclosure Agreement between the Ludwig-Maximilians-University, Munich, and Schlumberger K.K., Japan.
14. Igel, H., D. N. Pham, M. Bernauer, A. Fichtner, M. Käser, J. Wassermann, 2009. Possible Use of Rotational Ground Motions in Oilfield Studies - Part I: Theory, Observations, Processing, A report under a Confidential Information Disclosure Agreement between the Ludwig-Maximilians-University, Munich, and Schlumberger K.K., Japan.
15. Pham, D.N., H. Igel, J. Wassermann, M. Käser, J. de la Puente, U. Schreiber, 2009. Observations and Modelling of Rotational Signals in the P-Coda: Constraints on Crustal Scattering, Bull. Seismol. Soc. Am., 99, no. 2B, 1315-1332, doi: 10.1785/0120080101.
16. Pham, D.N., H. Igel, J. Wassermann, A. Cochard, U. Schreiber, 2009. The Effects of Tilt on Interferometric Rotation Sensors, Bull. Seismol. Soc. Am., 99, no. 2B, 1352-1365, doi: 10.1785/0120080181.
17. Nguyễn Ánh Dương et al., 2009. Assessment of Bathymetry Effects on Tsunami Propagation in Viet Nam, Advances in Natural Sciences, Vol. 10, No.4, pp.479-489.
18. Nguyễn Văn Vượng, Vũ Văn Tích, Tạ Trọng Thắng, Bùi Văn Duẩn, 2009. Spatial variation of the active stress field in North West of Vietnam: implication for related geohazard mitigation, VNU Journal of Science, Earth Sciences, Vol 25, No. 1, pp. 56-63.
19. Igel, H., A. Cochard, J. Wassermann, A. Flaws, U. Schreiber, A. Velikoseltsev, D. N. Pham, 2007. Broadband Observations of Earthquake Induced Rotational Ground Motions, Geophys. J. Int., 168, 182-196, doi: 10.1111/j.1365-246X.2006.03146x.
20. Trần Thị Mỹ Thành, Nguyễn Ánh Dương, Nguyễn Lê Minh, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hùng, 2006. Thử nghiệm áp dụng phương pháp SPAC trong xử lý số liệu đo vi địa chấn ở Việt Nam, Tạp chí địa chất,Loạt A, 297, 57-64.
21. Trần Thị Mỹ Thành, Phạm Quang Hùng, Nguyễn Ánh Dương, 2005. Crisiss99 – Phương pháp đánh giá động nguy hiểm động đất mới, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 27(2), 181-186.
22. Nguyễn Đình Xuyên, Phạm Đình Nguyên, Phạm Quang Hùng, Nguyễn Ánh Dương, 2003. Thử nghiệm dự báo động đất dài hạn theo quy luật hoạt động tiền chấn, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 25(3), 193-200.
THÔNG TIN PHÒNG QUAN SÁT ĐỘNG ĐẤT
1. Nhiệm vụ nghiên cứu chính
+ Quản lý, vận hành và phát triển mạng lưới đài trạm địa chấn quốc gia.
+ Tiến hành các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng nhằm đảm bảo việc thu thập số liệu động đất ngày càng nhanh chóng và chính xác.
+ Nghiên cứu đặc điểm lan truyền sóng địa chấn, đặc điểm giao động mạnh trên lãnh thổ Việt Nam và các vùng kế cận phục vụ các nghiên cứu về cấu trúc sâu và đánh giá nguy hiểm động đất.
2. Nhân sự
Phó Trưởng phòng phụ trách: ThS. Đinh Quốc Văn
Phó Trưởng phòng: TS. Nguyễn Lê Minh
+ Tel: Tel: 84. 4. 38363914; 84.4. 37562799; Fax: 04 38364696
3. Cán bộ trong biên chế
+ TS. Nguyễn Văn Dương
+ TS. Lê Tử Sơn (CTV)
+ ThS. Nguyễn Tiến Hùng
+ ThS. Nguyễn Quốc Cường
+ ThS. Hà Thị Giang
+ CN. Lê Quang Khôi
+ CN. Nguyễn Thanh Hải
+ CN. Trịnh Hồng Nam
+ CN. Lê Quốc Dũng
+ KS. Nguyễn Thế Hùng
4. Cơ sở vật chất
+ Mạng lưới trạm địa chấn dải rộng Quốc Gia.
+ Trung tâm xử lý số liệu.
5. Đề tài khoa học
Đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc vỏ quả đất lãnh thổ và Biển Đông Việt Nam. Chủ nhiệm: TS. Lê Tử Sơn. Thời gian thực hiện: 2010-2012.
+ Nghiên cứu cấu trúc vận tốc và cơ cấu chấn tiêu động đất ở miền Bắc Việt Nam sử dụng số liệu địa chấn dải rộng. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Lê Minh. Thời gian thực hiện: 2013-2015.
Đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ đã hoàn thành
* Đề tài cấp Nhà nước:
+ Đề tài độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu dự báo động đất kích thích vùng hồ thuỷ điện Sơn La ” mã số ĐL-2009T9. Chủ nhiệm: TS. Lê Tử Sơn. Thời gian thực hiện: 2009-2012.
* Đề tài cấp Bộ:
+ Nghiên cứu quy luật suy giảm sóng địa chấn và mặt cắt vận tốc nhằm nâng cao độ tin cậy trong dự báo thiên tai địa chất.Chủ nhiệm: TS. Lê Tử Sơn. Thời gian thực hiện: 2006-2008.
+ Nghiên cứu phân vùng động đất phục vụ xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ công tác biên soạn TCVN Xây dựng trong vùng động đất. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Lê Minh. Thời gian thực hiện: 2013-2014.
6. Lĩnh vực ứng dụng triển khai
+ Tư vấn, thiết lập mạng lưới trạm quan sát động đất, dao động mạnh cho khu vực lòng hồ và đập thủy điện.
+ Đánh giá độ nguy hiểm động đất, xác định các thông số phục vụ thiết kế kháng chấn cho các công trình thủy điện.
+ Đánh giá mức độ chấn động và ảnh hưởng khi thi công các công trình dân dụng và công nghiệp (nổ mìn, đóng cọc, ...).
7. Quan hệ hợp tác Quốc tế
+ Viện Các khoa học Trái đất Đài Loan.
+ Trường đại học tổng hợp Trung ương Đài Loan.
+ Trường đại học Quốc gia Đài Loan.
+ Trường Đại học tổng hợp Tokyo, Nhật Bản.
+ Viện nghiên cứu phát triển trái đất Nhật Bản (JAMSTEC).
+ Các mạng trạm địa chấn khu vực Đông Nam á.
+ Trung tâm phòng chống thiên tai châu á (ADPC)
8. Các bài báo và báo cáo khoa học công bố gần đây
+ Nguyen, V.-D., Huang, B.-S., Le, T.-S., Dinh, V.-T., Zhu, L., Wen, K.-L., 2013. Constraints on the crustal structure of northern Vietnam based on analysis of teleseismic converted waves, Tectonophysics, 601, 87-97.
+ Huang H. H., Xu Z. J., Wu Y. M., Song X., Huang B. S., Nguyen L. M., 2012. First local seismic tomography for Red River shear zone, northern Vietnam: Stepwise inversion employing crustal P and Pn waves, Tectonophysics, doi:10.1016/j.tecto.2012.03.030.
+ Nguyen, L. M., Lin, T. L., Wu, Y. M., Huang, B. S., Chang, C. H., Huang, W. G., Le, T. S., Dinh, V. T., Nguyen, Q. C., 2012. The first peak ground motion attenuation relationships for North of Vietnam, Journal of Asian Earth Sciences, 43, 1, 241-253.
+ Lê Tử Sơn, Hà Thị Giang, Đinh Quốc Văn, 2012.Xây dựng mô hình 1D vận tốc sóng P cho vùng bắc Tây Bắc Việt Nam.Tạp chí Các khoa học về Trái đất.
+ Nguyễn Lê Minh, Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Đình Xuyên, Lê Tử Sơn, Nguyễn Tiến Hùng, Hà Vĩnh Long, 2012. Đường cong tắt dần cho miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học quốc tế “Vật lý địa cầu-Hợp tác và phát triển bền vững”.
+ Nguyễn Tiến Hùng, Kuo-Liang Wen, 2011. Sơ đồ vi phân vùng động đất thành phố hà nội trên cơ sở các kết quả đo dao động vi địa chấn. Tạp chí Các khoa học về Trái đất.
+ Nguyen, L. M., Lin, T. L., Wu, Y. M., Huang, B. S., Chang, C. H., Huang, W. G., Le, T. S., Dinh, V. T., 2010. The first ML scale for North of Vietnam, Journal of Asian Earth Sciences, 40, 1, 279-286.
+ Trần Thị Mỹ Thành, Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Lê Minh, 2010. Đánh giá độ nguy hiểm sóng thần cho bờ biển Việt Nam. Tạp trí các Khoa học về trái đất.
+ Trần Thị Mỹ Thành và Nguyễn Lê Minh, 2009. Xác định cơ cấu chấn tiêu động đất bằng băng sóng động đất ba thành phần. Tạp trí các Khoa học về trái đất, Vol 1, 31, 30-34.
+ Huang, B.-S., W. G. Huang, T. S. Le, and D. V. Toan, …, 2009. Portable broadband seismic network in Vietnam for investigating tectonic deformation, the Earth’s interior, and early-warning systems for earthquakes and tsunamis.Journal of Asian Earth Sciences, doi:10.1016/j.jseaes.2009.02.012.
+ Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Quốc Cường, Lê Tử Sơn, Đinh Quốc Văn, Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Lê Minh, 2008. "Một số kết quả quan sát mới về động đất vùng nam bộ".Tạp chí Các khoa học về Trái đất.
+ Lê Tử Sơn, 2008."Xác định magnitude động đất địa phương ML dựa trên số liệu trạm động đất Hà Nội và Điện Biên".Tạp chí Các khoa học về Trái đất.
+ Lê Tử Sơn, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Tiến Hùng, 2007. "Chuỗi động đất biển Phan Thiết - Vũng Tàu 2005", Tạp chí Các khoa học về Trái đất.
+ Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Văn Lương, 2007. "Trường ứng suất kiến tạo và các chuyển động hiện đại trong vỏ trái đất trong đới hút chìm Manila và lân cận".Tạp chí Các khoa học về Trái đất.
+ Lê Tử Sơn, Nguyễn Đình Xuyên, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Lê Minh, Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Quốc Cường, 2006. Động đất ngày 7 tháng 1 và 12 tháng 1 năm 2005 ở Đô Lương, Nghệ An. Tạp trí các Khoa học về Trái đất. Vol 1, 51-60.
+ Trần Thị Mỹ Thành, Phạm Quang Hùng, Nguyễn Ánh Dương, Nguyễn Lê Minh, 2006. Ứng dụng phương pháp SPAC trong xử lý số liệu vi địa chấn ở Việt Nam. Tạp trí Địa chất, Vol 11-12, 297, 57-64.
+ Lê Tử Sơn, 2004."Động đất Điên Biên M5.3 ngày 19/02/2001".Tạp chí Các khoa học về Trái đất.
+ Lê Tử Sơn, Nguyễn Quốc Dũng, 2003. "Kết quả đầu tiên về quan sát gia tốc nền ở Việt Nam", Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 25(1), 78-85.
Đang có 297 khách và không thành viên đang online
Visit the new site http://lbetting.co.uk/ for a ladbrokes review.